Chuyển đến nội dung chính

Doanh nghiệp cần biết khi thay đổi đăng ký kinh doanh

thay-doi-dang-ky-kinh-doanh


Trong quá trình hoạt động các doanh nghiệp có thể thay đổi đăng ký kinh doanh (hay còn gọi là Thay đổi đăng ký kinh doanh) thực chất là thay đổi về nội dung trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) đã được Sở kế hoạch đầu tư cấp trước đó.

I. Những lưu ý khi thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh

1. Khi thay đổi tên doanh nghiệp cần lưu ý điều gì?

Tên doanh nghiệp liên hệ chặt chẽ với thương hiệu của doanh nghiệp. Dựa vào thực tế kinh doanh và nhu cầu thị trường mà không ít các doanh nghiệp muốn thay đổi tên khác phù hợp. Ngoài việc lựa chọn được tên công ty ưng ý thì doanh nghiệp cần hiểu những vấn đề thay đổi đi kèm như thay đổi con dấu doanh nghiệp, thay đổi thông tin hóa đơn, thông báo đến cơ quan quản lý thuế, thông báo đến ngân hàng, thông báo đến đối tác để việc thay đổi tên doanh nghiệp để không gặp trở ngại trong hoạt động kinh doanh tiếp theo.

 2. Khi thay đổi địa chỉ trụ sở chính cần biết gì?

Việc thay đổi địa chỉ trụ sở chính để công việc kinh doanh được thuận tiện hơn hay do nhu cầu phát triển thị trường mới mà doanh nghiệp mong muốn. Doanh nghiệp cần biết hiểu địa chỉ trụ sở chính dự định chuyển đến có phù hơp với quy định pháp luật không? Việc thay đổi địa chỉ khác quận, huyện cần chuyển hồ sơ thuế và thay đổi con dấu doanh nghiệp. Trường hợp thay đổi địa chỉ cùng quận, huyện thì không cần thay đổi con dấu, cũng như thủ tục, cách thức thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Khi thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh cần biết gì?

Thay đổi ngành nghề kinh doanh là việc mở rộng hoặc thu hẹp lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Bản chất là bổ sung hay cắt giảm ngành nghề kinh doanh trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh). Bởi vậy, doanh nghiệp cần biết được ngành nghề kinh doanh nào không bị cấm, ngành nghề nào là ngành kinh doanh có điều kiện hoặc ngành nghề nào là ngành kinh doanh không có điều kiện để tiến hành thủ tục đăng ký theo đúng pháp luật và nhu cầu thực tế của doanh nghiệp.

4. Khi thay đổi, tăng giảm vốn điều lệ doanh nghiệp cần biết gì? 

Khi thay đổi (tăng hoặc giảm) vốn điều lệ doanh nghiệp cần hiểu rõ những loại hình doanh nghiệp nào được tăng hoặc giảm vốn điều lệ?  Loại hình doanh nghiệp nào thì không được giảm vốn điều lệ? Đó là những vấn đề được quy định rõ trong Luật doanh nghiệp để ràng buộc trách nhiệm pháp lý của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp mình. Khi tăng hay giảm vốn điều lệ doanh nghiệp cần dựa vào cả yếu tô ngành nghề kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp. Bởi điều này liên quan đến mức vốn pháp định đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện yêu cầu mức vốn tối thiểu. Ngoài ra còn những vấn đề khác liên quan từng điều kiện cụ thể của doanh nghiệp.

5. Khi thay đổi cơ cấu vốn góp, cơ cấu thành viên doanh nghiệp cần lưu ý điều gì?

Khi doanh nghiệp muốn mở rộng, thu hẹp quy mô hoạt động hoặc khi thành viên mong muốn góp thêm hoặc giảm vốn thì cần thay đổi cơ cấu vốn góp. Cần lưu ý vấn đề sở hữu vốn tối thiểu để trở thành người đại diện pháp luật hoặc trường hợp tăng thêm thành viên góp vốn thì phải chuyển đổi loại hình doanh nghiệp…

Khi thay đổi thông tin thành viên doanh nghiệp cần lưu ý điều gì?

Các thông tin thành viên thay đổi liên quan đến chứng minh nhân dân, hộ chiếu, hộ khẩu, địa chỉ… cần cập nhật kịp thời trên giấy đăng ký doanh nghiệp (giấy đăng ký kinh doanh) để thuận lợi trong công việc hoặc giao dịch với đối tác, ngân hàng, cơ quan nhà nước...

Điều cần biết khi thay đổi loại hình doanh nghiệp là gì?

Trước khi thay đổi loại hình doanh nghiệp thì phải hiểu được loại hình doanh nghiệp hiện tại cũng như loại hình doanh nghiệp dự kiến chuyển đổi. Bởi mỗi loại hình doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức, quản lý khác nhau. Ngoài ra, cũng cần biết loại hình doanh nghiệp nào có thể chuyển đổi được sang loại hình nào, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp chuyển đổi ra sao…

II. Thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh (thủ tục thay đổi đăng ký doanh nghiệp) baogồm:


  • Xác định các nội dung cần thay đổi
  • Soạn thảo hồ sơ theo mẫu luật doanh nghiệp quy định
  • Nộp hồ sơ nên bộ phận tiếp nhận hồ sơ tại Sở kế hoạch đầu tư
  • Nhận kết quả và tiến hành khắc dấu công ty mới (nếu nội dung thay đổi là tên, địa chỉ, mã số thuế công ty)
  • Bố cáo (thông báo) về việc thay đổi trên Cổng thông tin của Sở kế hoạch và đầu tư
  • Thông báo về sử dụng mẫu dấu (nếu có thay đổi mẫu dấu)

III. Hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm:


  • Biên bản họp hội đồng thành viên
  • Thông báo thay đổi đăng ký kinh doanh
  • Quyết định thay đổi đăng ký kinh doanh
  • Danh sách cổ đông công ty
  • Giấy xác nhận hoàn thành thủ tục và chuyển thuế đối với công ty chuyển trụ sở khác quận
  • Các giấy tờ công chứng liên quan như  ĐKKD , CMT người đại diện và các thành viên hội đồng quản trị, cổ đông, Giấy xác định vốn pháp định nếu bổ sung ngành nghề có điều kiện, Chứng chỉ hành nghề nếu có.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cách phân biệt khoai lang mật Đà Lạt thật hay giả

Hôm trước, mình có đọc được một bài blog chia sẻ với mọi người về việc thử ăn khoai lang mật Đà Lạt thay vì khoai lang Nhật hay khoai lang Việt Nam thông thường. Tuy nhiên, người viết bài blog kia lại hơi thiếu sót một chút trong việc quên không nhắc mọi người cách phân biệt khoai lang mật Đà Lạt thật hay giả. Mình xin mạn phép chia sẻ bí kíp này cho những ai cần nhé. Nhìn ngoài khó ai có thể nhận định đây có phải là khoai lang mật Đà Lạt hay không. Theo ý kiến bản thân mình, việc phân biệt khoai lang mật thật hay giả nên chọn 01 trong 02 cách sau. Nếu bạn đi mua khoai lang mật sống, hãy cắt đôi củ khoai ra mà quan sát thử. Thịt khoai có màu hồng đào nhè nhẹ. Lượng mật trong khoai lang mật Đà Lạt khá nhiều nên có thể nhìn thấy củ khoai tiết ra một lượng mật rõ ràng và để lâu trong không khí sẽ biến thành màu đen. Tuy nhiên, theo mình nghĩ, việc lựa chọn khoai lang mật đạt chuẩn, khi mua khoai nướng sẵn sẽ dễ phân biệt hơn. Khoai lang mật khác hoàn toàn các loại khoai thông

Bí quyết thành công với nghề bán thực phẩm

Xin chào các bạn! Lê Châu vừa chia sẻ với các bạn ở một blog khác về vấn đề kinh doanh thực phẩm. Châu trước kia không hề biết bí quyết kinh doanh nào, đi lên bằng 2 bàn tay trắng nhưng cuối cùng, sau 5 năm cũng có một gia tài nho nhỏ trong việc kinh doanh của mình. Thực chất, kinh doanh thực phẩm không khó nếu như bạn có kế hoạch cụ thể. Trước tiên là xác định sản phẩm mà mình sẽ kinh doanh. Châu đi vào khai thác tiềm năng của thực phẩm nhập ngoại. Có người nhà bên Nhật Bản, mình đã tận dụng để tìm kiếm nguồn hàng. Thực phẩm Nhật rất được người Việt ưa chuộng vì có giá trị dinh dưỡng cao, hương vị độc đáo. Đó là lý do vì sao mình quyết định lại nhập thực phẩm Nhật để bán. Mình khởi nghiệp khá khó khăn, ngay khi thành lập công ty đã gặp rắc rối vụ giấy tờ nên nhờ luôn công ty dịch vụ. Đợt đó tôi nhờ Luật Việt Tín hỗ trợ, cuối cùng cũng suôn sẻ. Cho tớ khi nhập hàng, làm thủ tục công bố cũng vậy, lại nhờ bên đó vì bên đó làm việc khá ok, không làm chậm của khách bao giờ.

Công bố mỹ phẩm nhập khẩu

Các sản phẩm mỹ phẩm hiện nay được sử dụng trực tiếp lên cơ thể người, vì vậy việc ảnh hưởng nhiều/ít đến sức khỏe là không thể tránh khỏi, vì lý do này Nhà nước yêu cầu các sản phẩm mỹ phẩm khi nhập về Việt Nam trước khi bán ra thị trường cần phải tiến hành thủ tục công bố tại Cục Dược. Để hiểu về quy trình cũng như hồ sơ chung tôi giới thiệu đến bạn các thủ tục và hồ sơ cần thiết cho việc công bố lưu hành mỹ phẩm: 1. Hồ sơ cần thiết khi công bố mỹ phẩm Đơn đăng ký lưu hành mỹ phẩm (theo mẫu TT 06/2010); Giấy phép thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư của tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký lưu hành mỹ phẩm; Trường hợp cơ sở đăng kí không phải là nhà sản xuất ra sản phẩm thì phải có giấy ủy quyền của nhà sản xuất cho cơ sở đứng tên đăng kí lưu hành sản phẩm;(POA) (được hợp pháp hóa lãnh sự); Công thức: Ghi đầy đủ các thành phần cấu tạo; ghi rõ nồng độ, hàm lượng hoặc tỷ lệ phần trăm của từng thành phần; Giấy phép lưu hành tự do CERTIFICAT